Trong nhiệm kỳ qua, toàn ngành GTVT Hà Nội không xảy ra tranh chấp lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp. Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp được chú trọng, đạt chất lượng, hiệu quả.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn ngành GTVT Hà Nội xác định rõ các chỉ tiêu thực hiện như: Phấn đấu hàng năm có trên 70% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn đơn vị văn hóa trên tổng số đơn vị đăng ký; đến cuối nhiệm kỳ, có ít nhất 75% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu tư vấn, tranh tụng về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ; hàng năm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS).
Hàng năm, Công đoàn ngành GTVT Hà Nội được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức; 100% doanh nghiệp Nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực ngoài Nhà nước tổ chức Hội nghị Người lao động; Phấn đấu 75% trở lên CĐCS tham gia với ngưởi sử dụng lao động ban hành, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ; 70% trở lên CĐCS thương lượng, ký kết được TƯLĐTT theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đề xuất 100% CNVCLĐ trẻ được học tập nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề… Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng xác định khâu đột phá là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ Chủ tịch CĐCS; tập trung vận động phát triển đa dạng đoàn viên, thành lập CĐCS, tiếp tục vận động thành lập các Nghiệp đoàn Lái xe trên địa bàn; phát triển đa dạng, hiệu quả hoạt động chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn.
Bên cạnh đó, Công đoàn ngành GTVT Hà Nội đã phát động nhiều phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”; phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, Sáng tạo Thủ đô”; phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”; phong trào “An toàn giao thông”, “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm An toàn vệ sinh lao động”... được triển khai gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các hoạt động có nhiều sáng tạo và đổi mới, gắn kết chặt chẽ với các Cuộc vận động.
Để phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn phát triển trong thời gian tới, ông Nguyễn Phi Thường đề nghị, ngay sau đại hội, Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cần tập trung xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội, với trọng tâm hướng về cơ sở, về đoàn viên, người lao động, lấy địa bàn Công đoàn cơ sở là trọng tâm để triển khai thực hiện Nghị quyết, với phương châm “Vì lợi ích của đoàn viên”, “Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì việc làm và đời sống của người lao động”.
Đồng thời tập trung quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, chế độ chính sách đối với người lao động. Khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật; nắm chắc tình hình tư tưởng CNVCLĐ, phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động đến các cơ quan quản lý nhà nước để tránh xảy ra những điểm nóng trong quan hệ lao động…
Đại hội Công đoàn ngành GTVT Hà Nội khoá VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu 14 đồng chí vào Ban chấp hành. Đại hội đã thống nhất bầu 4 đại biểu dự đại hội Công đoàn TP.Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và bầu 1 đại biểu dự Đại hội Công đoàn GTVT Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.