Tác giả: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HÙNG; TS. NGUYỄN VĂN DU
Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh
Hình 2.1: Các kết cấu áo đường sử dụng để phân tích |
Hiện nay ở Việt Nam, việc thiết kế và tính toán kết cấu áo đường mềm theo tiêu chuẩn hiện hành dựa trên phương pháp tính toán theo 3 tiêu chuẩn giới hạn, giải bài toán hệ bán không gian đàn hồi nhiều lớp có điều kiện tiếp xúc giữa các lớp là hoàn toàn liên tục dưới tác dụng của tải trọng bánh xe (ở trạng thái tĩnh) với các tham số cơ bản của tải trọng là tổng số trục xe tích lũy tính toán ở cuối thời hạn khai thác, các đặc trưng tính toán của vật liệu và đất nền [1]. Ở CHLB Nga, việc tính toán được tiến hành đồng thời theo mô hình của Tiêu chuẩn ODN 218.046-01 [6] có xét đến việc giảm vận tốc dòng xe khi tắc nghẽn giao thông, sự dừng lại do tai nạn và theo mô hình hệ rung động “kết cấu áo đường - nền đất”. Theo phương pháp cơ học thực nghiệm (MEPDG) được Mỹ và nhiều nước trên thế giới đang sử dụng, MEPDG phối hợp các phương trình theo lý thuyết và các mối quan hệ thực nghiệm và kinh nghiệm thu thập được với những trạng thái giới hạn rõ ràng, chi tiết tùy thuộc vào loại kết cấu/vật liệu. Các thông số đầu vào trong MEPDG bao gồm khí hậu, tải trọng, vật liệu và nền đất. Các thông số này không độc lập mà có những tác động lẫn nhau bằng các mô hình tương tác [5]. Tuy nhiên, trong tất cả các phương pháp thiết kế và tính toán kết cấu áo đường mềm chưa xét được tổng thể tác động của tải trọng rung động, các thông số về khí hậu, vật liệu, nền đất và sự rung động “kết cấu áo đường - nền đất” đến sự làm việc, tuổi thọ của kết cấu áo đường mềm.
Trong bài báo này, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng xung động của tải trọng đến tuổi thọ kết cấu áo đường mềm, từ đó từng bước hoàn thiện phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.