So sánh cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng và bê tông Geopolymer sử dụng cát mịn

Diễn đàn khoa học 25/05/2021 09:14

Việc sử dụng cát mịn và đá mi theo một tỷ lệ thích hợp đã tạo ra một hỗn hợp cốt liệu nhỏ có mô-đun độ lớn tương đương với cát vàng để chế tạo bê tông Geopolymer. Bên cạnh đó, cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cốt liệu nhỏ cho kết quả cường độ nén tương đương và cường độ kéo khi uốn vượt trội so với cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng.

Tác giả: ThS. PHẠM MỸ LINH
             Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải

Image744794
Biểu đồ thành phần hạt của cát vàng

Hiện nay, bê tông Geopolymer đã và đang được nghiên cứu rộng rãi và cho thấy khả năng là vật liệu xanh hơn thay thế bê tông xi măng trong một số ứng dụng do bê tông Geopolymer vừa có các tính chất kỹ thuật tốt, đồng thời giảm khả năng gây hiệu ứng nhà kính [2].

Tuy nhiên, nguồn cát vàng để chế tạo bê tông Geopolymer đang ngày càng khan hiếm do tình trạng khai thác quá mức. Một trong các giải pháp đặt ra là sử dụng cát mịn và đá mi theo một tỷ lệ thích hợp để có thể thay thế cho cát vàng. Vấn đề là tỷ lệ giữa cát mịn và đá mi bao nhiêu thì thích hợp và việc sử dụng như vậy có đảm bảo được các chỉ tiêu về cường độ chịu nén và chịu kéo uốn hay không? Trong bài báo này sẽ trình bày các bước phân tích, thực nghiệm, tính toán để giải quyết câu hỏi nêu trên.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận