Geopolymer là một chất kết dính mới có thể thay thế hoàn toàn xi măng trong bê tông. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ của chất kết dính geopolymer như thành phần của các nguyên liệu, chế độ và nhiệt độ bảo dưỡng... Bài báo trình bày kết quả phân tích dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm xác định sự ảnh hưởng của nhiệt độ bảo dưỡng đến cường độ nén của vữa geopolymer tro bay. Các mẫu vữa được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm và bảo dưỡng trong lò sấy ở các nhiệt độ 600C, 800C, 1000C trong khoảng thời gian 12h. Sau khi đủ tuổi 28 ngày, các mẫu vữa được thí nghiệm xác định cường độ nén. Cuối cùng, sử dụng phân tích và so sánh bằng phân tích phương sai một nhân tố và phân tích hậu định sai khác Tukey để làm rõ hơn ảnh hưởng của nhiệt độ bảo dưỡng đến cường độ nén của loại vật liệu mới này.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi phân tán trong môi trường tự nhiên ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trên mẫu bê tông có cường độ chịu nén nằm trong khoảng từ 70 - 80 MPa (với cốt sợi phân tán, silica fume, phụ gia siêu dẻo) cho thấy cường độ chịu nén của bê tông phụ thuộc chủ yếu vào cường độ chịu nén của chất kết dính và tăng theo thời gian cùng cường độ chịu nén của chất kết dính, nhưng mức tăng nhanh hơn. Cường độ chịu nén của bê tông sau 2 năm chưa bị ảnh hưởng nhiều dưới tác động của môi trường tự nhiên ven biển. Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc tính cường độ vật liệu đất trộn xi măng và tro bay được ứng dụng để xử lý nền đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp gia cố toàn khối. Có tổng cộng 5 cấp phối cho cọc đất xi măng (CDM) và 9 cấp phối cho hỗn hợp vật liệu cọc đất gia cố xi măng và tro bay (CFDM) với tổng số lượng 168 mẫu. Mẫu được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và nén nở hông (UCS) ở các mốc thời gian 7-14-21-28 ngày. Kết quả được phân tích ảnh hưởng các hàm lượng vật liệu xi măng, tro bay đến cường độ UCS. Đồng thời, ứng dụng phương pháp PCA (Principle Component Analysis) phân tích dữ liệu và hồi quy tuyến tính để xây dựng phương trình xác định cường độ UCS, hàm lượng xi măng, hàm lượng tro bay của vật liệu đất được gia cố.
Diễn đàn khoa họcViệc sử dụng cát mịn và đá mi theo một tỷ lệ thích hợp đã tạo ra một hỗn hợp cốt liệu nhỏ có mô-đun độ lớn tương đương với cát vàng để chế tạo bê tông Geopolymer. Bên cạnh đó, cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cốt liệu nhỏ cho kết quả cường độ nén tương đương và cường độ kéo khi uốn vượt trội so với cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế xi măng đến cường độ và co ngót của bê tông hạt nhỏ (BTHN), các yếu tố về hàm lượng tro bay thay thế và ngày tuổi của bê tông sẽ được xét đến trong nghiên cứu này. Các tính chất về cường độ và co ngót của bê tông sẽ được nghiên cứu với các hàm lượng tro bay thay thế là 10, 20 và 30%. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến dạng co ngót của bê tông cát giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng ở các ngày tuổi (2 ,3 ,5 ,7 ngày) tương tự cường độ chịu nén và kéo khi uốn của bê tông cũng giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng. Ở 14, 28 và 56 ngày tuổi ta thấy rằng, với hàm lượng tro bay thay thế là 20% là tối ưu nhất để biến dạng co ngót là nhỏ nhất.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu báo cáo một số kết quả thí nghiệm đánh giá cường độ chịu nén (Rn) và cường độ kéo khi ép chẻ (Rkc) của đất gia cố từ nguồn vật liệu tại chỗ bằng phụ gia chống trương nở đất (phụ gia TS) kết hợp xi măng phục vụ công tác cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông ở tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi gia cố bằng xi măng và phụ gia TS thì các đặc trưng cơ học của đất như cường độ chịu nén, cường độ kéo khi ép chẻ đáp ứng yêu cầu về chất lượng vật liệu gia cố bằng chất kết dính (TCVN 10379:2014). Ứng dụng công nghệ đất gia cố phụ gia TS kết hợp với xi măng không những cải thiện các chỉ tiêu kỹ thuật về độ bền của vật liệu gia cố mà còn cho thấy sự ổn định của hỗn hợp vật liệu khi làm việc với môi trường nước. Chất phụ gia TS làm mất đi tính chất trương nở của đất theo nguyên tắc từ lực, không gây độc hại cho môi trường.
Diễn đàn khoa họcHiện nay, với nhiều kết cấu bê tông trong hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình cầu đường đang xuống cấp nhanh chóng do nhiều yếu tố khác nhau, việc dự báo cường độ dự trữ còn lại của nó là rất cấp thiết.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đá Antraco trong xây dựng hạ tầng giao thông.
Ứng dụngBài báo nghiên cứu hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dầm bê tông dự ứng lực mặt cắt chữ U chiều dài nhịp 30m...
Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén...