Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu độ giãn nở (ĐGN) và sự thay đổi khối lượng trong các điều kiện phơi nhiễm sunfat khác nhau của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN). Hai nhóm BTHN cấp 45 MPa và 35 MPa có tỉ lệ nước - chất kết dính (N/CKD) tương ứng là 0,32 và 0,36 được sử dụng trong nghiên cứu. Mỗi cấp bê tông gồm 3 loại: BTHN đối chứng (không sử dụng PGK), BTHN sử dụng 40% xỉ lò cao nghiền mịn (40%XL) và BTHN sử dụng kết hợp 35%XL và 20%TB (35%XL+20%TB). Các mẫu bê tông được phơi nhiễm trong môi trường sunfat magie (MgSO4) nồng độ 10% ở 3 điều kiện: ngập hoàn toàn mẫu, ngập 2/3 mẫu và theo chu kỳ 1 ngày ướt 2 ngày khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở điều kiện phơi nhiễm theo chu kỳ 1 ngày ướt 2 ngày khô, ĐGN và sự tăng khối lượng của các mẫu BTHN lớn nhất so với điều kiện ngập hoàn toàn và ngập 2/3 mẫu. Loại BTHN sử dụng 35%XL+20%TB cho kết quả giãn nở và sự tăng khối lượng nhỏ nhất so với BTHN đối chứng và BTHN sử dụng 40%XL.
Diễn đàn khoa họcKết cấu mặt đường cứng sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực đường bộ ở Việt Nam. Với các kết quả về tính chất chủ yếu đã đạt được đối với bê tông geopolymer tro bay sử dụng hoàn toàn cốt liệu xỉ thép đã được thực hiện, bài báo trình bày về việc sử dụng quy định hiện hành 3230/QĐ-BGTVT (2012) trong việc tính toán thiết kế đã đưa ra được 7 kết cấu mặt đường cứng sử dụng bê tông geopolymer tro bay cốt liệu xỉ thép. Cấp quy mô giao thông áp dụng trong tính toán là từ rất nặng, trung bình và nhẹ áp dụng cho mặt đường ô tô làm mới có cấp thiết kế từ cấp III, IV trở xuống (TCVN 4054:2005) hoặc mặt đường giao thông nông thôn (TCVN 10380:2014) và phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Diễn đàn khoa họcBê tông geopolymer thường sử dụng tro bay nhiệt điện kết hợp với phụ gia đóng vai trò là chất kết dính. Việc sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn thay thế một phần tro bay có tác dụng cải thiện quá trình polyme hóa để tạo nên thế hệ bê tông geopolyme có chất lượng tốt hơn. Để sản xuất hỗn hợp bê tông geopolymer có thể sử dụng phương pháp trộn thủ công hoặc trộn tại trạm trộn. Với mục tiêu hướng đến quá trình tự động hóa thi công bê tông geopolymer, bài báo trình bày quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất thử nghiệm bê tông geopolymer tại trạm trộn, từ đó đánh giá chất lượng sản phẩm bê tông tại trạm trộn và so sánh với trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, việc sản xuất bê tông geopolymer hoàn toàn tương tự như sản xuất bê tông xi măng thương phẩm. Chất lượng bê tông geopolymer tại trạm trộn đạt yêu cầu về cường độ và tính công tác.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả thí nghiệm xác định đặc tính cường độ, vận tốc xung siêu âm và độ chống thấm nước của các loại bê tông tính năng cao có tỉ lệ nước - chất kết dính là 0,30, trong đó tro bay (TB) thay thế 20% và xỉ lò cao (XLC) nghiền mịn thay thế 15 - 45% xi măng theo khối lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung TB và XLC, chúng làm tăng tính công tác và giảm cường độ của các loại bê tông, đặc biệt là ở độ tuổi sớm 3 ngày. Ở các độ tuổi muộn 28 và 56 ngày, cường độ của các loại bê tông chứa TB và XLC thấp hơn không đáng kể so với bê tông đối chứng. Cường độ nén của các loại bê tông chứa TB và XLC đạt 60 MPa ở 28 ngày và 70 MPa ở 56 ngày. Bê tông chứa 20%TB và 35%XLC có cường độ tương đương với bê tông đối chứng ở 56 ngày. Vận tốc xung siêu âm của các loại bê tông tương tự như sự phát triển cường độ. Độ chống thấm nước của các loại bê tông đều đạt trên cấp B16.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc tính cường độ vật liệu đất trộn xi măng và tro bay được ứng dụng để xử lý nền đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp gia cố toàn khối. Có tổng cộng 5 cấp phối cho cọc đất xi măng (CDM) và 9 cấp phối cho hỗn hợp vật liệu cọc đất gia cố xi măng và tro bay (CFDM) với tổng số lượng 168 mẫu. Mẫu được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và nén nở hông (UCS) ở các mốc thời gian 7-14-21-28 ngày. Kết quả được phân tích ảnh hưởng các hàm lượng vật liệu xi măng, tro bay đến cường độ UCS. Đồng thời, ứng dụng phương pháp PCA (Principle Component Analysis) phân tích dữ liệu và hồi quy tuyến tính để xây dựng phương trình xác định cường độ UCS, hàm lượng xi măng, hàm lượng tro bay của vật liệu đất được gia cố.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế xi măng đến cường độ và co ngót của bê tông hạt nhỏ (BTHN), các yếu tố về hàm lượng tro bay thay thế và ngày tuổi của bê tông sẽ được xét đến trong nghiên cứu này. Các tính chất về cường độ và co ngót của bê tông sẽ được nghiên cứu với các hàm lượng tro bay thay thế là 10, 20 và 30%. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến dạng co ngót của bê tông cát giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng ở các ngày tuổi (2 ,3 ,5 ,7 ngày) tương tự cường độ chịu nén và kéo khi uốn của bê tông cũng giảm khi hàm lượng tro bay thay thế tăng. Ở 14, 28 và 56 ngày tuổi ta thấy rằng, với hàm lượng tro bay thay thế là 20% là tối ưu nhất để biến dạng co ngót là nhỏ nhất.
Diễn đàn khoa họcBài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu thực nghiệm cấp phối đá dăm gia cố vôi - tro bay.
Sản phẩmPhân tích ảnh hưởng của tỷ lệ tro bay và cát mịn đến cường độ chịu nén của bê tông bọt làm vật liệu san lấp tự lèn
Ứng dụngKết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tro bay Phả Lại đến cường độ chịu nén của bê tông bọt.
Bạn đọcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc tính thâm nhập ion clorua của bê tông geopolymer tro bay.