Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm bản bê tông dự ứng lực liền khối làm đường ngang tại nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt

Diễn đàn khoa học 22/12/2020 15:47

Hiện nay, đường sắt Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng ba dạng kết cấu đường ngang truyền thống tại vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt là: kết cấu bê tông thường lắp ghép, kết cấu bê tông nhựa nóng và kết cấu cao su. Các dạng kết cấu trên trong quá trình sử dụng đã tồn tại một số nhược điểm như thời gian sử dụng ngắn, khó thi công, khó khăn trong quá trình duy tu sửa chữa, phương tiện qua lại không êm thuận.

Tác giả: ThS. TRẦN ANH DŨNG
              PGS. TS. LÊ HẢI HÀ
              PGS. TS. TRẦN THẾ TRUYỀN
              TS. NGUYỄN HỒNG PHONG
              Trường Đại học Giao thông vận tải

Image706989
Đường ngang sử dụng vật liệu BTCT

Trước thực tế yêu cầu cần có một dạng đường ngang đảm bảo tất cả các tiêu chí về êm thuận, bền, dễ thi công, sửa chữa, giảm thiểu chi phí bảo trì, tuổi thọ cao và đảm bảo các yêu cầu về tốc độ lưu thông qua giao cắt đường bộ và đường sắt là cần thiết để đáp ứng nhu cầu khai thác của ngành Đường sắt. Vì vậy, bài báo giới thiệu nghiên cứu sản xuất thử nghiệm kết cấu đường ngang kiểu bản bê tông dự ứng lực liền khối tại các giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt cho khổ đường 1.000 mm nhằm khắc phục các nhược điểm của đường ngang truyền thống và phát huy các ưu điểm của dạng kết cấu mới.

Trong bài báo giới thiệu về kết cấu bản bê tông dự ứng lực liền khối làm đường ngang tại nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Kết cấu này được nghiên cứu đề xuất nhằm mục đích đưa ra một dạng kết cấu mới có thể thay thế các dạng kết cấu đường ngang truyền thống đang sử dụng trên hệ thống đường sắt Việt Nam hiện nay như bê tông thường lắp ghép, bê tông nhựa và cao su. Các tác giả tiến hành chế tạo thử nghiệm và thí nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá đề xuất đưa sản phẩm vào ứng dụng trong thực tế xây dựng, bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng đường sắt.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận